Bổn Môn Pháp Hoa
Ý Nghĩa Tam Đại Bí Pháp:
Bổn Môn Bổn Tôn, Bổn Môn Đề Mục, và Bổn Môn Giới Đàn
Khải Thiên-Thích Tâm Thiện
. (Bài giảng mùa Vu lan 2020 tại Tu Viện Thượng Hạnh, Dallas)
Tư tưởng Tam đại Bí pháp được lưu xuất từ ngài Nhật Liên Thánh Nhân (Nichiren 1222-1282), vị Tổ thứ 8 của Pháp Hoa tông, đồng thời là sơ Tổ của Nhật Liên tông, Nhật Bản. Tam đại Bí pháp được hình thành từ kiến giải của ngài dựa trên Kinh Pháp Hoa, đặc biệt là phẩm Như Lai Thọ Lượng Thứ 16. Những ai nghiên cứu và tu học theo kinh Pháp Hoa đều quan tâm đến giáo thuyết này, vì đấy là điểm đặc thù, góp phần soi sáng triết lý của Bổn Môn Pháp Hoa, bao gồm: Bổn Môn Bổn tôn, Bổn môn Đề mục, và Bổn môn Giới đàn.
Chúng ta bắt đầu từ khái niệm Bổn môn. Theo lịch sử truyền thừa Kinh Pháp Hoa, Ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư (538-597), Tổ thứ 4 của Pháp Hoa Tông, sơ Tổ của tông Thiên Thai, Trung Hoa, đã phân chia kinh Pháp Hoa 28 phẩm thành hai môn: 14 phẩm đầu thuộc Tích Môn, 14 phẩm sau thuộc Bổn môn.
Tích môn nhìn đức Phật qua lịch sử hiện thực của đức Thích Ca Mâu Ni, tức là sự ra đời, giác ngộ, thuyết pháp và nhập Niết bàn. Do vậy, nói đến Tích môn là nói đến một đức Phật lịch sử trong phạm vi nhận thức của con người, bao gồm các giáo Pháp do Ngài thuyết giảng. Như thế đức Phật của Tích môn không phải là một đức Phật thường trú, vì Ngài có đản sinh và diệt độ. Đời sống và tuổi thọ của Ngài được giới hạn trong không gian và thời gian nhất định. Lịch sử ghi rằng, đức Phật đã nhập Niết bàn khi Ngài 80 tuổi. Sau khi nhập Niết bàn, đức Phật đi đâu, ở đâu, và thực hiện công việc giáo hoá độ sinh như thế nào v.v... Tích môn không bàn đến nữa. Tích môn được dừng lại ở đây.
Thay vào đó, Bổn môn, tiếp tục trình bày đời sống sau Niết bàn của Phật. Trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16, đức Phật tuyết bố rằng"Thọ mạng chân thật của Ngài dài lâu vô lượng vô biên vô số kiếp, ngay cả bậc thánh không thối chuyển cũng không thể suy tính được. Và rằng kể từ khi thành đạo đến nay, đã trải qua bất khả tư nghì vô lượng vô số kiếp, Như Lai vẫn chưa hề diệt độ, Ngài vẫn ở trên đỉnh Linh Thứu và các nơi khác để làm Phật sự. Chúng sinh điên đảo mê lầm tuy ở gần Phật mà không thấy được Ngài."[1] Từ đây, giáo lý Bổn môn mở ra một cái nhìn khác với cái nhìn lịch sử về sự hiện hữu của đức Phật. Đấy là một đức Phật không có sinh quán, không có niên đại, cũng không có đản sinh và diệt độ. Đấy là một đức Phật chân thật, siêu hình, và vượt lên trên mọi giới hạn của không gian và thời gian.
1. Bổn Môn Bổn Tôn
Thật vậy, những tuyên bố quan trọng về thọ mạng lâu dài của Phật, Ngài đã thành phật lâu xa từ vô thủy, Ngài không có diệt độ và vẫn đang giáo hoá độ sinh ở nhiều thế giới khác nhau là những yếu tố hình thành nên một đức Phật của Bổn môn, được gọi là Bổn môn Bổn tôn hay đức Phật vĩnh hằng. Vậy giáo lý Bổn môn sẽ nhìn nhận đức Phật của Tích môn, tức đức Thích Ca Mâu Ni như thế nào trong khi chú trọng vào một vị Phật siêu hình, không có mặt trong lịch sử? Trong kinh ghi rằng, sau khi tuyên bố về sự hiện hữu chân thật vĩnh hằng về thọ mạng của Như Lai, đức Thế Tôn đã đưa ra một thí dụ về phương tiện thị hiện diệt độ của chính Ngài trong tư cách là một vị Tích Phật như sau.
Đức Như Lai tự ví Ngài như là một vị lương y, thấy những đứa con bé thơ của mình uống lầm thuốc độc, nên đã chế ra các loại thuốc chữa lành độc bệnh cho các con. Khi người cha đưa thuốc cho các con, những đứa tâm trí còn tỉnh táo, ngoan ngoãn uống thuốc, bệnh được chữa lành. Tuy nhiên, có những đứa con bị thuốc thấm độc, trở nên điên cuồng mất hết tâm trí, nên khi cha đưa thuốc, chúng vẫn không chịu uống. Nghĩ thế, vị cha già vì thương các con thơ dại nên tạm thời đi sang nước khác, rồi sai người về báo rằng, người cha đã chết. Hay tin cha chết, các con sợ hãi lo âu, vì giờ đây đã không còn nơi nương tựa. Nghĩ như thế, các người con liền tìm thuốc của cha mình đã bào chế lúc trước để uống, vì vậy tất cả các con đều được chữa lành. Biết được các con đã bình phục, mạnh khoẻ, người cha đã trở về với các con.[2]
Thí dụ về vị lương y cho thấy tâm đại bi vô lượng vô biên của đức Phật đối với chúng sinh, đặc biệt là sự thị hiện phương tiện diệt độ của Ngài, sự thật người cha không chết. Đức Phật ở đây thực hành các hạnh nguyện cứu độ chúng sinh trong cách thức của một người cha đối với các đứa con ngu muội của mình trong cùng một gia đình tâm linh. Mặc dù trong lịch sử, Ngài vẫn luôn được tôn kính như là vị giáo chủ, bậc toàn giác, tối tôn thánh diệu, song trên con đường hoằng hoá độ sinh, đức Phật luôn thể hiện rõ rằng Ngài không phải là đối tượng cho sự sùng bái hình thức, cũng không phải là đấng cai trị ai hết. Ngài đơn giản chỉ là một người cha tâm linh, vị thầy dẫn đạo với mục đích rõ ràng là dùng các phương tiện khác nhau làm sao cho tất cả chúng sinh đều đạt đến những gì mà Ngài đã thành tựu, đấy chính là giác ngộ vô thượng Bồ đề. Do đó, việc đức Tích Phật nhập Niết bàn được nhìn nhận như là một sự thị hiện mang tính phương tiện cứu độ của đức Bổn Phật (...Vị độ chúng sinh cố, phương tiện hiện Niết bàn, nhi thật bất diệt độ.)[1]
Vậy sau khi đức Tích Phật nhập Niết bàn, ngài đã để lại cái gì cho thế gian? Đặt câu hỏi như thế để có thể tìm thấy mối liên hệ bản thể giữa một vị Phật-phương tiện hiện Niết bàn (Tích Phật) và một vị Phật-nhi thật bất diệt độ (Bổn Phật).
Thực tế, không ai có thể phủ nhận kho tàng Pháp bảo cao quý mà đức Thế Tôn đã để lại; đó chính là những giáo lý thực tiễn, thánh diệu làm cho cuộc sống tràn đầy khổ đau của chúng ta trở nên an lành tươi mát. Tuy nhiên, dù giáo lý của Ngài là vô cùng vĩ đại, nhưng khả năng tiếp nhận và lưu bố những giáo lý ấy cũng sẽ biến thiên theo thời gian bởi những tri kiến khiếm khuyết, thiếu vắng cái thấy biết toàn diện (như thị tri kiến). Ở đây, cái mà chúng ta cho là giáo lý của đức Phật còn tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết và khả năng lĩnh hội của mình. Đấy là lý do mà đức Phật nhấn mạnh rằng đối với tri kiến của Như Lai chỉ có Phật với Phật mới hiểu.[3]
Hơn thế nữa, trong lăng kính của Bổn môn, di sản đức Tích Phật để lại cho thế gian thật sự không phải là những gì được giới hạn trong các giáo lý phương tiện của Ngài mà chính là tuệ giác Vô thượng của Ngài. Chính từ tuệ giác vô thượng này mà chân lý nghìn đời được khai thị, được tuyên thuyết; và cũng chính ở nơi đây, giáo lý phương tiện được đức Tích Phật khai mở, giảng thuyết cứu độ chúng sinh. Nếu không có tuệ giác vô thượng như mặt trời chiếu sáng, thì cả thế gian này vẫn chìm trong tăm tối của vô minh. Vì vậy, tuệ giác vô thượng hay nói khác hơn là Tri kiến Phật chính là thần lực vĩ đại của sự giác ngộ, là cội nguồn tâm linh sống động, vĩnh hằng bất diệt. Cũng từ nơi đây, sự nối kết giữa đức Tích Phật và đức Bổn Phật được hiển lộ. Mối liên hệ giữa hai vị Phật, Tích và Bổn, được đức Phật dạy rõ trong phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16 qua ba giáo lý quan trọng đó là: Khai cận hiển viễn, khai tích hiển bổn, và khai quyền hiển thật.
Khai cận hiển viễn là mở cái gần để thấy cái xa. Cái gần là sự xuất hiện của đức Tích Phật Thích Ca Mâu Ni và các giáo lý do Ngài tuỳ thuận cơ duyên thuyết giảng. Cái xa là đức Tích Phật không phải mới thành tựu giác ngộ vô thượng cách đây hơn 2,600 năm, mà trái lại Ngài đã thành Phật từ quá khứ lâu xa vô lượng vô số kiếp. Tương tự như thế, chân lý mà đức Tích Phật khám phá trong sự giác ngộ của Ngài không phải là chân lý mới mẻ, chân lý ấy đã có từ vô thủy và sẽ mãi là vô chung, dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện thì chân lý vẫn là như thế. Qua ngôn ngữ của Pháp Hoa, điều này được mô tả bằng hai câu kệ nổi tiếng của kinh: "Các pháp từ xưa nay, tướng thường tự tĩnh lặng" (chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng.)[4]
Khai Tích hiển Bổn là từ thế giới hành tác thị hiện (lịch sử hiện thực) của đức Tích Phật Thích Ca Mâu Ni mà thấy được thực thể của đức Bổn Phật qua thọ mạng dài lâu, cửu viễn, vĩnh hằng bất tử của Ngài. Ở đây, đức Tích Phật tuy có diệt độ nhưng đức Bổn Phật thì không. Cũng như chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng, đức Bổn Phật đã hiện hữu từ vô thủy và sẽ mãi đến vô chung; vì Ngài là hiện thân của chân lý tuyệt đối, và Ngài cũng là bản thể của chân lý tuyệt đối. Đây là giáo lý tinh yếu về Bổn môn Bổn tôn.
Khai quyền hiển thật là mở bày giáo lý phương tiện của tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát) để đi đến giáo lý Nhất Phật thừa (buddhayāna), kinh gọi là hội tam quy nhất. Giáo lý phương tiện là những giáo pháp được đức Phật giảng dạy tùy theo cơ duyên và trình độ cao thấp khác nhau. Những cấp bậc giáo lý như thế được xem là nấc thang đi đến cứu kính chứ tự nó không phải là cứu kính, dù rằng tất cả giáo lý ấy rất tôn quý và rất linh diệu cho hành trình tu tập.
Ở đây, tin và hiểu sự hiện hữu vô hình của đức Bổn môn Bổn tôn có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của chúng ta. Lịch sử ghi nhận rằng sự xuất hiện của đức Tích Phật Thích Ca Mâu Ni hơn 2,600 năm trước đã khai phóng con người ra khỏi ách nộ lệ đối với thần linh, trói buộc thân phận con người trong những tín niệm mê lầm và cực đoan. Và rằng lần đầu tiên trong lịch sử tôn giáo và triết học, giáo lý giác ngộ của Ngài đã mang đến ánh sáng chân lý, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Cho đến thời đại của chúng ta, giáo lý của Ngài vẫn còn nguyên vẹn các giá trị soi sáng cho đời sống từ bi, nhân bản, bình đẳng, và khả năng giác ngộ (phật tính) vốn có ở mọi chúng sinh.
Điều đáng chú ý là, nếu như đức Tích Phật và giáo lý của Ngài đã có sức ảnh hưởng vô cùng lớn lao trong suốt chiều dài lịch sử tôn giáo và triết học của nhân loại, thì đức Bổn Phật cũng có sức ảnh hưởng tương tự như thế, đặc biệt là trong đời sống tâm linh của người Phật tử. Đức Phật dạy các pháp hữu vi là vô thường, sinh diệt. Chúng sinh trong sáu cõi luân hồi đều phải đi qua lộ trình này, không có ngoại lệ, kể cả đức Tích Phật khi hiện thân trong cõi Ta bà. Nhưng trong biển vô vi-chân như, sinh và diệt chỉ là hiện tượng được nhìn thấy từ những biểu hiện bên ngoài, còn bản thể tịch tịnh thì bất sinh bất diệt. Cũng như mây, mưa, hơi, nước v.v... chúng thuộc về thế giới hiện tượng; ở chỗ này gọi là nước, ở chỗ kia gọi là mây... nhưng từ trong bản thể, chúng chỉ là một, và vẫn thường hằng như thế. Ở đây, đức Bổn môn Bổn tôn chính là pháp thân vô tướng, bất sinh bất diệt. Khi thường xuyên tiếp xúc với đức Bổn Phật, do đó, hành giả sẽ dần dần đạt đến cõi chân tâm thường trú, một trạng thái tâm vượt lên trên mọi ảo tưởng khổ đau. Vì bản thể thanh tịnh của chân tâm là đồng thể, là nhất như, nên trong thế giới của chân tâm, Phật và chúng sinh cũng là đồng thể, là nhất như, tuyệt nhiên không có sự khác biệt nào. Đây chính là nơi quy y, nương tựa chân thật, vĩnh cửu của người con Phật.
Trong thế giới tâm linh, đối diện với cái sống, chúng ta cũng sống. Đối diện với đức Phật sống (Bổn Phật), thế giới nội tâm của chúng ta ắt hẳn sẽ trở nên sống động và hoạt diệu một cách thực thụ. Như bông hoa tươi mới, đang nở nụ trưng bày, dù có hoang vu thế nào đi nữa, sức sống của nó vẫn giá trị muôn phần so với một rừng xác hoa ủ rũ, đã úa tàn, khô héo. Bổn Phật là như thế. Đấy chính là chỗ về nương, và đấy cũng chính là cõi chân thường bất tử. Khi nào cái bản ngã cá thể được buông bỏ một cách chí thành để cho đời sống tự nội của chính mình hoà nhập toàn diện vào dòng sông bản thể của đức Bổn Phật, khi ấy chúng ta mới đích thực giải thoát khỏi những ảo tưởng khổ đau và sợ hãi về cái chết. Theo triết lý của Bổn môn, sự thật chúng ta không chết, chúng ta cũng vĩnh hằng và bất tử như đức Bổn Phật. Trong cuộc hành trình sinh tử luân hồi, chết có nghĩa là tái sinh chứ không phải là kết thúc. Cũng như sóng và nước, sóng không ngừng nhô lên chìm xuống, bao lần sinh, bao lần diệt, nhưng thể tính của sóng - tức là nước, thì bất sinh bất diệt. Đây là lý do chúng ta quay về nương tựa đức Bổn môn Bổn Tôn, đấng cứu độ tuyệt đối. Sự quy y đó, không phải chỉ có trong đời này, mạng mạch tâm linh đó sẽ được sưởi ấm muôn đời trong suốt dòng sinh tử luân hồi, cho đến ngày chúng ta thành Phật.
Nam Mô Quy Y Thập Phương Thường Trụ Phật Bảo.
2. Bổn Môn Đề Mục
Như đã đề cập, kinh Pháp Hoa bao gồm 28 chương, thường gọi là 28 phẩm, với hơn sáu muôn lời. Đây là một bộ kinh lớn thuộc dòng triết học đại thừa. Ngài Nhật Liên Thánh Nhân tập chú ý nghĩa của toàn bộ 28 chương thành một đề mục, gọi là Bổn môn Đề mục, đó là: Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Nam mô (namas) là một biểu từ, có nghĩa là trở về nương tựa với tất cả lòng thành kính. Sự nương tựa (quy y) ở đây, dĩ nhiên, không có nghĩa là cậy nhờ hay sùng bái một đối tượng mang tính chất siêu nhiên mà là dốc lòng thành kính trong sự hiệp nhất với chân lý. Chân lý được biểu thị ở đây chính là Diệu Pháp (saddharma).
Diệu là chân thật, là mầu nhiệm. Pháp dù có ý nghĩa rất rộng lớn, nhưng có thể hiểu pháp là chân lý như thật, chân lý tối thượng mà kinh Pháp Hoa mô tả qua thuật ngữ Tri kiến Phật. Do đó, Diệu Pháp ở đây chính là Tri kiến Phật.
Đối với người học Phật, trình độ và căn tính khác nhau nên sự lĩnh hội giáo nghĩa cũng khác nhau; vì vậy, khả năng tu học được chia làm ba bậc: thượng (cao), trung (vừa), và hạ (thấp). Khả năng tu học có cao có thấp nên Pháp cũng có đốn có tiệm, được cắt nghĩa tuỳ theo căn tính và trình độ khác nhau. Với người mới học (bậc hạ), chúng ta dùng đôi mắt trần-nhục nhãn để đọc kinh và suy tư nghĩa lý của kinh. Ở bước nhập môn này, Pháp được hiểu là giáo lý của đức Tích Phật giảng dạy cho chư thiên và loài người. Đối với bậc trung, hành giả có thể nhìn thấy những điều sâu xa hơn mà mắt trần không thấy được. Kinh thường diễn tả rằng, với thiên nhãn thanh tịnh, một bậc thánh có thể nhìn thấy được những điều xa xôi và tinh tế mà ngày nay khoa học hiện đại thông qua phòng thí nghiệm với kính hiển vi hay viễn vọng kính mới có thể nhìn thấy được. Pháp ở đây được chỉ đến các phạm trù vi tế, siêu hình thuộc sắc pháp, tâm pháp, hữu vi pháp, vô vi pháp v.v... Với bậc thượng căn, hành giả dùng pháp nhãn thanh tịnh như đôi mắt nghệ thuật tinh anh soi rạng vạn pháp trong đời. Đối với Pháp nhãn, "tất cả pháp đều là Phật pháp" (nhất thiết pháp giai thị Phật pháp.) Điều này được đức Tích Phật, trong Nikaya, tuyên thuyết rằng "Khi ta thanh tịnh ta thấy thế giới thanh tịnh." Kinh đại thừa thường mô tả rằng trong pháp giới dung thông, ngay cả một hạt bụi nhỏ bé mà mắt trần không thấy được cũng có vô số Phật. Đây chính là thế giới nhiệm mầu của Diệu pháp.
Để thể nhập Diệu pháp, chúng ta sẽ bắt đầu từ lời xác chứng của đức Tích Phật rằng "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính." Và rằng vì Phật tính ở mọi chúng sinh vốn bình đẳng, không phân biệt, nên khi một tâm thức đã xa rời (viễn ly) cuồng si, mộng tưởng, thì cũng ở ngay nơi tâm thức ấy, Phật tính được hiển lộ. Cũng như, khi mặt hồ trở nên tĩnh lặng, ánh trăng tự nhiên xuất hiện. Quá trình thanh lọc và làm cho trong sạch các nghiệp chướng phiền não của thân-tâm sẽ giúp cho trí tuệ phát sinh, và từ đó mới có thể lĩnh hội được chân lý phổ quát, như thực, còn được gọi là như thị tri kiến. Như thế, chỉ khi nào đạt đến pháp nhãn thanh tịnh mới có thể ngộ được Diệu pháp; vì vậy Diệu Pháp, nói khác đi, chính là trí tuệ, thể nhập Phật tri kiến. Tuy nhiên, trên con đường tu tập, vấn đề sẽ trở nên gần gũi hơn với ẩn dụ về liên hoa.
Liên hoa hay hoa sen là hình ảnh ẩn dụ về khả năng thành Phật của chúng sinh một cách sâu sắc. Khi đi tìm nơi hoa sen mọc, rõ ràng chúng ta sẽ không đi đến nơi nào khác ngoài chốn đầm lầy, nước đọng. Có bùn thì mới có sen. Hoa sen được mọc lên từ bùn; hoa sen lớn lên trong nước, và hoa sen chỉ nở nụ trưng bày hương sắc giữa hư không. Ba yếu tố cần được chú ý ở đây là bùn, nước, và hư không. Bùn biểu thị cho sự tanh hôi cấu uế ở cõi đời, nước là quá trình thanh lọc trần cấu, và sau cùng hoa sen nở giữa chốn hư không. Do vậy, điểm đặc thù của hoa sen là ở trần thế mà không ô nhiễm trần thế (cư trần bất nhiễm trần). Từ bùn mà trở thành sen là một ẩn dụ thầm kín cho tiến trình tu học của hành giả, biến phiền não thành Bồ đề. Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Phật pháp không ở ngoài thế gian.
Trong Samyutta Nikaya, kinh Rohitassa, Đức Phật dạy rằng:"Trong chính xác thân dài một trượng này, cùng với tri giác và tư tưởng, Như Lai tuyên bố thế gian, nguồn gốc của thế gian, sự chấm dứt thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian." Đức Phật ở đây quy hướng tất cả chân lý của cả sinh tử và Niết bàn (khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau) về với hiện thực của cuộc đời này và con người này. Trên con đường tu tập, do đó, chúng ta không cần thiết phải tìm kiếm một cõi an tịnh xa xôi nào để có thể xây dựng cảnh giới Niết bàn. Vì sinh tử tức Niết bàn (samsara eva nirvanam). Đức Phật không an trú trong thế giới riêng lẻ xa xôi; trái lại Pháp thân của Ngài luôn có mặt khắp mọi nơi, nơi nào có Phật chỗ ấy đều là cõi thường tịch quang. Đài sen luôn là chỗ ngồi của chư Phật, chư Bồ tát trong toàn pháp giới, dù ở bất kỳ nơi đâu. Hình ảnh của chư Phật, chư Bồ tát an trú trên hoa sen đi vào đời ngũ trược cứu khổ độ sinh là biểu thị của tâm từ bi. Do đó hoa sen chính nó cũng là biểu tượng của từ bi, của lý tưởng và hạnh nguyện giáo hoá chúng sinh, cùng thành Phật đạo. Diệu Pháp và Liên hoa, vì vậy, khi kết hợp lại chính là bản thể của trí tuệ và từ bi được biểu hiện trong mọi hành tác phân thân của chư Phật. Hễ có Diệu Pháp thì có Liên Hoa.
Ngài Trí Giả đại sư nhìn pháp giới Pháp Hoa qua lăng kính Nhất niệm tam thiên, tức là trong một niệm tâm có đầy đủ ba nghìn thế giới. Giáo thuyết này được trình bày cụ thể như sau. Có mười thế giới bao gồm sáu cõi phàm (thiên, nhân, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) và bốn cõi thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật). Tâm của chúng sinh ở cõi này cũng hàm tàng chín cõi kia. Như vậy, lấy mười nhân mười thành một trăm. Một trăm nhân cho mười Như thị (tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả, báo, bổn mạt cứu cánh) thành một nghìn. Một nghìn nhân cho ba (chúng sinh, quốc độ, ngũ ấm) thành ba nghìn thế giới. Như vậy ba nghìn thế giới cũng từ một tâm, một niệm mà sinh ra. Do vậy, khi hoa sen nở trong tâm thiền định, thì Diệu pháp sẽ hiển bày toàn khắp. Ngoài tâm sẽ không có Diệu Pháp, ngoài tâm cũng sẽ không có Liên hoa. Vì thế, niệm Bổn môn Đề mục "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" chính là quy hướng đời sống tâm thức về với Diệu Pháp Liên Hoa, về với cõi chân như thường tịch, hoà nhập cùng đồng thể đại bi khắp đầy trong mười phương pháp giới. Do thường xuyên niệm Diệu Pháp Liên hoa hay nói khác đi là an trú tâm trong bản thể của ánh sáng vô thượng Bồ đề và đức từ bi viên mãn của mười phương chư Phật, hành giả có thể đạt đến trạng thái tâm xả ly, sống tự tại giữa cuộc đời, bất kỳ lúc nào và ở đâu. Đấy chính là sự giải thoát đích thực của chúng ta.
Nam Mô Quy Y Thập Phương Thường Trụ Pháp Bảo.
3. Bổn Môn Giới Đàn
Bổn môn giới đàn là một bí pháp quan trọng vì nó được xem là đồ hình tâm linh hướng dẫn tâm thức cho hành giả tu tập theo Bổn môn. Để có thể hiểu được thế nào là Bổn môn giới đàn, chúng ta sẽ lược qua một vài khái niệm căn bản về giới đàn.
Nói một cách khái quát, giới đàn là nơi để truyền giới và thụ giới. Do đó giới đàn luôn bao gồm ba yếu tố căn bản là có giới tử chí thành, có giới sư thanh tịnh, và có giới đàn trang nghiêm. Giới đàn Bắc truyền, còn được gọi là Tuyển Phật trường. Trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (Chương 14) có đề cập đến việc ngài Đan Hà muốn đi thi làm quan, song một thiền nhân đã khuyên ngài rằng làm quan không bằng làm Phật. Ngài Đan Hà hỏi vậy thi làm Phật ở đâu? Thiền nhân trả lời hãy đến đại sư Mã Tổ ở Giang Tây, nơi ấy chính là trường tuyển người làm Phật. Vì vậy, trong các giới đàn Bắc truyền, chúng ta thường thấy treo chữ Tuyển Phật trường phía trước. Thật vậy, danh từ "Tuyển Phật trường" nghe có vẽ hơi khác thường nhưng mục đích của giới đàn là như vậy. Ở đó chỉ làm một việc duy nhất là truyền trao giới pháp cho người muốn tu hành theo con đường giác ngộ, thành Phật. "Giới luật là mạng mạch của Phật pháp." Trong tiếng Phạn, giới gọi là sila, một trong những ý nghĩa đặc thù của giới là thanh lương, tươi mát. Vì khi giữ được các giới tướng, thì tâm hồn trở nên tươi mát, an lạc, không lo âu, sợ hãi. Giới tướng là các học giới cụ thể do đức Phật chế định bao gồm các giới Thanh văn, Bồ tát hay giới của người xuất gia và tại gia v.v...Tuỳ theo nhân duyên khác nhau đức Phật chế các giới tướng khác nhau. Căn cứ theo luật, sau khi giới tử chí thành thọ giới và được các giới sư thanh tịnh truyền trao giới pháp tại giới đàn trang nghiêm thì giới tử sẽ có được giới thể (đắc giới).
Điều đáng chú ý ở đây là giới tướng tuy có khác nhau nhưng mục đích quan trọng nhất của giới chỉ có một, đó là sống vô nhiễm. Trong kinh Ghandathena Sutta, Tương Ưng bộ, có đề cập đến câu chuyện về đời sống vô nhiễm như sau. Chuyện kể rằng, có một vị tỳ kheo trong lúc thiền hành tình cờ đi ngang qua một đầm sen, lúc ấy một làn gió nhẹ thổi qua làm cho hương sen thơm ngát toả khắp, vị tỳ kheo đã dừng lại tận hưởng hương vị thanh khiết ngọt ngào tươi mát của hoa sen. Trong lúc ấy, một vị thần xuất hiện đã quở trách vị kheo: "Tại sao tôn giả lại đánh cắp hương sen?" Tỳ kheo trả lời: "Tôi đi ngang qua đây, tình cờ ngửi được mùi sen thanh khiết, chỉ dừng chân giây lát thưởng thức rồi đi thôi." Trong khi trả lời có một người khác đã xuống hồ chặt sen và lấy đi các hoa sen. Tỳ kheo lại nói: "Người ấy lấy sen sao ngươi không nói kẻ ấy đánh cắp mà lại nói tôi?" Vị Thần trả lời: "Người phàm tục phiền não tràn đầy thì tôi không nói, tôn giả là kẻ tu hành, tâm như mảnh vãi trắng, nếu có một vết mực đen sẽ thấy rất rõ..." Câu chuyện cho chúng ta thấy, đời sống vô nhiễm luôn là cốt tủy của mọi sự tu tập. Đức Phật đã dạy rằng "Như hoa sen không dính nước, các trạng tâm thích, không thích, hay vô ký (neutral) được điều phục làm cho an tịnh, hành giả sẽ thành tựu vượt bậc trong giới pháp của bậc thánh." Và rằng, "Như Lai sinh ra đời, Như Lai lớn lên trong đời, Như Lai chinh phục đời, không bị đời làm ô nhiễm."
Với tinh thần vô nhiễm-thanh tịnh, chúng ta từ giới đàn hữu tướng bắt đầu bước vào giới đàn vô tướng, gọi là Bổn môn giới đàn. Giới đàn vô tướng được xây dựng từ bổn tâm của hành giả; như hư không vô biên, nó không có hình tướng, không có biên giới. Vì vậy hành giả từ bổn tâm của mình có thể liên thông, tương dung, tương nhiếp với mười phương chư Phật. Tuy nhiên, để có thể đi vào giới đàn vô tướng này, trước hết chúng ta cần phải xây dựng hàng quyến thuộc tâm linh hay quyến thuộc Bồ đề. Trong hàng quyến thuộc đó, các vị Bồ tát, thánh tăng là bằng hữu, là bạn bè, đồng hành cùng chúng ta trên cuộc hành trình tâm linh.
Chúng ta có quyến thuộc thế gian, quyến thuộc vô hình, và quyến thuộc Bồ đề. Quyến thuộc thế gian là những người cùng gia đình huyết thống, bà con nội, ngoại thân thuộc, có tên có tuổi. Quyến thuộc vô hình là cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp, chư hương linh quá vãng đang hiện hữu ở các cảnh giới khác nhau. Hàng quyến thuộc đó có thể đang có mặt trong thế giới của các bậc thánh giả, thiên thần, La hán, Bồ tát... hoặc đang ở chốn tam đồ ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Quyến thuộc Bồ đề là hàng quyến thuộc tâm linh, bao gồm các vị thánh tăng, các vị Bồ tát cho đến mười phương chư Phật. Về mặt tương đối, có thể nói những ai có tâm Bồ đề đều là quyến thuộc của mình. Nhưng theo kinh Pháp Hoa, tất cả chúng sinh đều có Phật tính (Phẩm Thọ Ký thứ 6), và như thế, nếu nhìn trên chiều tuyệt đối, tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của mình. Kinh Pháp Hoa, Phẩm Hoá Thành Dụ, thứ bảy[5], nói về mối liên hệ từ gia đình từ huyết thống đến gia đình tâm linh qua câu chuyện tiền thân của đức Tích Phật và đức Đại Thông Trí Thắng như sau. Lúc đức Phật Đại Thông Trí Thắng chưa xuất gia, ngài là một vị vua, có mười sáu vị vương tử. Khi hay tin vua cha xuất gia thành đạo, mười sáu vương tử đều xin xuất gia, tu hành đắc đạo, và tất cả đều thành Phật. Mười sáu vị Phật hiện đang thuyết pháp trong các quốc độ khác nhau, trong đó có đức A Di Đà ở Phương Tây, và vị vương tử thứ mười sáu chính là đức Thích ca Mâu Ni. Như vậy đức A Di Đà và đức Thích Ca Mâu Ni tiền thân là anh em ruột trong cùng một gia đình thế tục, nhưng sau khi thành đạo, đức A Di Đà làm Phật ở cõi Tịnh độ, đức Thích Ca Mâu Ni làm Phật ở cõi Ta bà.
Ở đây, quyến thuộc Bồ đề có một ý nghĩa rất quan trọng trong thế giới tâm linh của hành giả. Quyến thuộc Bồ đề càng rộng bao nhiêu thì thế giới tâm linh càng lớn bấy nhiêu. Cho đến khi thật sự hoà nhập một cách toàn diện vào thể tính bình đẳng-nhất như của vạn pháp, thì khi ấy hành giả đã an trú trên Không toà của Như Lai, thể nhập vào thế giới vô tướng của Bổn môn giới đàn.
Khi đã đi vào Bổn môn giới đàn, có nghĩa là hành giả đã đi vào Nhất chân Pháp giới, thế giới của ánh sáng toàn bích không dấu vết. Trong nhất chân pháp giới, một là tất cả, tất cả là một. Cũng vậy, ở đây Trí tuệ và từ bi là một. Trí tuệ như mặt trời và năng lực chiếu sáng của nó chính là từ bi. Không có trí tuệ sẽ không có từ bi thực thụ. Mối tương quan bất khả phân ly (giữa chân như môn và sinh diệt môn) này ở Pháp Hoa được mô tả qua khái niệm thuỳ tích. Trăng trên trời chiếu xuống (thuỳ) mặt hồ. Trăng dưới hồ thì khi sinh khi diệt, trăng trên trời thì vẫn còn đó nguyên vẹn tự bao giờ. Tuy vậy, nhờ thấy trăng dưới nước mới biết có trăng trên trời. Ở đây, nếu trí tuệ và từ bi đã là một, là nhất như, thì Tích và Bổn cũng là một, là nhất như. Quả thật như thế, với pháp nhãn thanh tịnh, thế giới sinh tử mộng huyễn này cũng chính là cảnh giới niết bàn tịch tịnh. Vì vậy, đức Phật trong Phẩm Như Lai Thọ Lượng tuyên thuyết rằng: "Đức Như Lai đúng như thực thấy biết thật tướng của tam giới: không sinh, không diệt, không thực, không hư, không như, không dị, không như ba cõi mà thấy như ba cõi, các việc như thế, Như Lai thấy rõ, không có sai lầm."[6]
Và nữa, trong Phẩm Như Lai Thần Lực thứ 21, đức Phật hiện thần tướng, phóng quang minh để xác chứng chân lý nhất như qua hình ảnh hiện lưỡi rộng dài lên đến trời Phạm thế (xuất quảng trường thiệt tướng) suốt một trăm nghìn năm. Đây là điều xác tín tuyệt đối không hư vọng: Tích và Bổn cùng một niềm tin nhất như (nhị môn tín nhất). Đức Như Lai tiếp theo phóng quang minh từ các lỗ chân lông trên toàn thân Ngài và mười phương chư Phật cũng phóng quang như thế. Đây là điều xác chứng Tích và Bổn cũng chỉ có một lý mà thôi (nhị môn lý nhất)... Đức Như Lai tiếp tục triển chuyển tám thần lực khác rồi đi đến kết luận rằng: "Chỗ nào có người thọ trì, đọc, tụng, giải nói, biên chép, đúng như lời tu hành; hoặc là chỗ có quyển Kinh, đều nên dựng tháp cúng dường. Phải biết chỗ đó, chính là đạo tràng, các đức Phật ở đây thành tựu vô-thượng chánh-đẳng chánh giác, các đức Phật ở đây chuyển Pháp luân, các đức Phật cũng ở đây nhập Niết-bàn." Đây là ý nghĩa đích thực của đạo tràng Bổn môn, hay còn gọi là Bổn môn giới đàn.
Nói tóm lại, tinh thần của Tam đại Bí pháp chú trọng đến Bổn môn, đi sâu vào tâm thức tu hành của hành giả. Tuy nhiên, càng đi sâu vào thế giới diệu dụng của Bổn môn thì càng thấy rõ cái thiêng liêng của giáo lý Tích môn. Đó là giáo pháp thánh thiện của trí tuệ vĩ đại mà đức Thế Tôn đã truyền dạy suốt 49 năm thuyết pháp độ sinh. Đi theo Tích môn để hành giả về đến Bổn môn, thế giới của sự cứu độ tuyệt đối. Đức Bổn môn Bổn tôn xuất hiện từ trong đời sống của thiền định, Bổn môn Đề mục là ánh sáng của trí tuệ, và Bổn môn Giới đàn là biểu hiện của đức hạnh vô nhiễm do tu tập thánh giới. Tất cả điều quy hướng về nội tâm của hành giả. Kinh Pháp Hoa mô tả sự thành tựu Tam đại Bí pháp rằng: "Lúc đức Thích Ca Mâu Ni Phật và các đức Phật đồng thời tằng hắng, cùng chung khảy móng tay, hai tiếng đó vang khắp đến thế giới của các đức Phật trong mười phương, đất đều rung động. Chúng sinh trong đó: trời, rồng, dạ-xoa...nhân, phi-nhân v.v... nhờ sức thần của Phật đều thấy trong cõi Ta-bà này vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức các đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới những cây báu..."[7] Vô lượng vô số các đức Phật xuất hiện ngay trong cõi Ta bà chính là ấn chứng của đức Thế Tôn, rằng những ai chí thú tu hành theo kinh (như thuyết tu hành) về sau rồi sẽ thành Phật (Vị lai Khí Nhất) như chính Ngài.
Nam Mô Quy Y Thập Phương Thường Trụ Tăng Bảo.
Thích Tâm Thiện
Tu Viện Thượng Hạnh, mùa Thu 2020, Dallas,
-----------------------------
[1]"...Vị độ chúng sinh cố, phương tiện hiện Niết bàn, nhi thật bất diệt độ, thường trụ thử thuyết pháp, ngã thường trụ ư thử, dĩ chư thần thông lực, linh điên đảochúng sinh, tuy cận nhi bất kiế...Ư a-tăng-kỳ kiếp, thường tại Linh Thứu sơn, cập dư chư trụ xứ, chúng sinh kiến kiếp tận, đại hoả sở thiêu thời, ngã thử độ an ổn, thiên nhân thường sung mãn..."
[2]Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16, phần y sư dụ.
[3]Phẩm Phương Tiện:"Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa, các đức vô lượng, các lực vô ngại, vô sở úy, thiền định, giải thoát tam muội... đều sâu xa vô bờ, chưa từng có. Pháp mà đức Như Lai thành tựu đó, chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu biết.Đấy là tướng chân thật của các pháp:tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy."
[4]Phẩm Phương Tiện, thứ 2.
[5]Mười sáu vị Sa-di đệ tử của đức Phật kia nay đều chứng được đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, hiện đang nói pháp trong cõi nước ở mười phương có vô lượng trăm nghìn muôn ức Bồ-Tát Thanh-văn để làm quyến thuộc. Hai vị Sa-di làm Phật ở phương Đông: Vị thứ nhất tên là A-Súc ở nước Hoan-Hỷ, vị thứ hai tên là Tu-Di-Đảnh. Hai vị làm Phật ở phương Đông-Nam: Vị thứ nhứt tên là Sư-Tử-Âm, vị thứ hai tên là Sư-Tử-Tướng. Hai vị làm Phật ở phương Nam: Vị thứ nhứt tên là Hư-Không-Trụ, vị thứ hai tên làThường-Diệt. Hai vị làm Phật ở phương Tây-Nam: Vị thứ nhứt tên là Đế-Tướng, vị thứ hai tên là Phạm-Tướng. Hai vị làm Phật ở phương Tây: Vị thứ nhứt tên là A-Di-Đà, vị thứ hai tên là Độ-Nhứt-Thiết Thế-Gian Khổ-Não. Hai vị làm Phật ở phương Tây-Bắc: Vị thứ nhứt tên là Đa-Ma-La-Bạt Chiên-Đàn-Hương Thần Thông, vị thứ hai tên là Tu-Di-Tướng. Hai vị làm Phật ở phương Bắc: Vị thứ nhứt tên là Vân-Tự-Tại, vị thứ hai tên là Vân-Tự-Tại-Vương. Một vị làm Phật ở phương Đông-Bắc hiệu Hoại-Nhứt-Thiết Thế-Gian Bố-Úy. Vị thứ mười sáu, chính là Thích-Ca Mâu-Ni Phật ở cõi nước Ta-bà thành vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
[6]Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng, thứ 16.
[7]Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thần Lực, thứ 21.
Ý Nghĩa Tam Đại Bí Pháp:
Bổn Môn Bổn Tôn, Bổn Môn Đề Mục, và Bổn Môn Giới Đàn
Khải Thiên-Thích Tâm Thiện
. (Bài giảng mùa Vu lan 2020 tại Tu Viện Thượng Hạnh, Dallas)
Tư tưởng Tam đại Bí pháp được lưu xuất từ ngài Nhật Liên Thánh Nhân (Nichiren 1222-1282), vị Tổ thứ 8 của Pháp Hoa tông, đồng thời là sơ Tổ của Nhật Liên tông, Nhật Bản. Tam đại Bí pháp được hình thành từ kiến giải của ngài dựa trên Kinh Pháp Hoa, đặc biệt là phẩm Như Lai Thọ Lượng Thứ 16. Những ai nghiên cứu và tu học theo kinh Pháp Hoa đều quan tâm đến giáo thuyết này, vì đấy là điểm đặc thù, góp phần soi sáng triết lý của Bổn Môn Pháp Hoa, bao gồm: Bổn Môn Bổn tôn, Bổn môn Đề mục, và Bổn môn Giới đàn.
Chúng ta bắt đầu từ khái niệm Bổn môn. Theo lịch sử truyền thừa Kinh Pháp Hoa, Ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư (538-597), Tổ thứ 4 của Pháp Hoa Tông, sơ Tổ của tông Thiên Thai, Trung Hoa, đã phân chia kinh Pháp Hoa 28 phẩm thành hai môn: 14 phẩm đầu thuộc Tích Môn, 14 phẩm sau thuộc Bổn môn.
Tích môn nhìn đức Phật qua lịch sử hiện thực của đức Thích Ca Mâu Ni, tức là sự ra đời, giác ngộ, thuyết pháp và nhập Niết bàn. Do vậy, nói đến Tích môn là nói đến một đức Phật lịch sử trong phạm vi nhận thức của con người, bao gồm các giáo Pháp do Ngài thuyết giảng. Như thế đức Phật của Tích môn không phải là một đức Phật thường trú, vì Ngài có đản sinh và diệt độ. Đời sống và tuổi thọ của Ngài được giới hạn trong không gian và thời gian nhất định. Lịch sử ghi rằng, đức Phật đã nhập Niết bàn khi Ngài 80 tuổi. Sau khi nhập Niết bàn, đức Phật đi đâu, ở đâu, và thực hiện công việc giáo hoá độ sinh như thế nào v.v... Tích môn không bàn đến nữa. Tích môn được dừng lại ở đây.
Thay vào đó, Bổn môn, tiếp tục trình bày đời sống sau Niết bàn của Phật. Trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16, đức Phật tuyết bố rằng"Thọ mạng chân thật của Ngài dài lâu vô lượng vô biên vô số kiếp, ngay cả bậc thánh không thối chuyển cũng không thể suy tính được. Và rằng kể từ khi thành đạo đến nay, đã trải qua bất khả tư nghì vô lượng vô số kiếp, Như Lai vẫn chưa hề diệt độ, Ngài vẫn ở trên đỉnh Linh Thứu và các nơi khác để làm Phật sự. Chúng sinh điên đảo mê lầm tuy ở gần Phật mà không thấy được Ngài."[1] Từ đây, giáo lý Bổn môn mở ra một cái nhìn khác với cái nhìn lịch sử về sự hiện hữu của đức Phật. Đấy là một đức Phật không có sinh quán, không có niên đại, cũng không có đản sinh và diệt độ. Đấy là một đức Phật chân thật, siêu hình, và vượt lên trên mọi giới hạn của không gian và thời gian.
1. Bổn Môn Bổn Tôn
Thật vậy, những tuyên bố quan trọng về thọ mạng lâu dài của Phật, Ngài đã thành phật lâu xa từ vô thủy, Ngài không có diệt độ và vẫn đang giáo hoá độ sinh ở nhiều thế giới khác nhau là những yếu tố hình thành nên một đức Phật của Bổn môn, được gọi là Bổn môn Bổn tôn hay đức Phật vĩnh hằng. Vậy giáo lý Bổn môn sẽ nhìn nhận đức Phật của Tích môn, tức đức Thích Ca Mâu Ni như thế nào trong khi chú trọng vào một vị Phật siêu hình, không có mặt trong lịch sử? Trong kinh ghi rằng, sau khi tuyên bố về sự hiện hữu chân thật vĩnh hằng về thọ mạng của Như Lai, đức Thế Tôn đã đưa ra một thí dụ về phương tiện thị hiện diệt độ của chính Ngài trong tư cách là một vị Tích Phật như sau.
Đức Như Lai tự ví Ngài như là một vị lương y, thấy những đứa con bé thơ của mình uống lầm thuốc độc, nên đã chế ra các loại thuốc chữa lành độc bệnh cho các con. Khi người cha đưa thuốc cho các con, những đứa tâm trí còn tỉnh táo, ngoan ngoãn uống thuốc, bệnh được chữa lành. Tuy nhiên, có những đứa con bị thuốc thấm độc, trở nên điên cuồng mất hết tâm trí, nên khi cha đưa thuốc, chúng vẫn không chịu uống. Nghĩ thế, vị cha già vì thương các con thơ dại nên tạm thời đi sang nước khác, rồi sai người về báo rằng, người cha đã chết. Hay tin cha chết, các con sợ hãi lo âu, vì giờ đây đã không còn nơi nương tựa. Nghĩ như thế, các người con liền tìm thuốc của cha mình đã bào chế lúc trước để uống, vì vậy tất cả các con đều được chữa lành. Biết được các con đã bình phục, mạnh khoẻ, người cha đã trở về với các con.[2]
Thí dụ về vị lương y cho thấy tâm đại bi vô lượng vô biên của đức Phật đối với chúng sinh, đặc biệt là sự thị hiện phương tiện diệt độ của Ngài, sự thật người cha không chết. Đức Phật ở đây thực hành các hạnh nguyện cứu độ chúng sinh trong cách thức của một người cha đối với các đứa con ngu muội của mình trong cùng một gia đình tâm linh. Mặc dù trong lịch sử, Ngài vẫn luôn được tôn kính như là vị giáo chủ, bậc toàn giác, tối tôn thánh diệu, song trên con đường hoằng hoá độ sinh, đức Phật luôn thể hiện rõ rằng Ngài không phải là đối tượng cho sự sùng bái hình thức, cũng không phải là đấng cai trị ai hết. Ngài đơn giản chỉ là một người cha tâm linh, vị thầy dẫn đạo với mục đích rõ ràng là dùng các phương tiện khác nhau làm sao cho tất cả chúng sinh đều đạt đến những gì mà Ngài đã thành tựu, đấy chính là giác ngộ vô thượng Bồ đề. Do đó, việc đức Tích Phật nhập Niết bàn được nhìn nhận như là một sự thị hiện mang tính phương tiện cứu độ của đức Bổn Phật (...Vị độ chúng sinh cố, phương tiện hiện Niết bàn, nhi thật bất diệt độ.)[1]
Vậy sau khi đức Tích Phật nhập Niết bàn, ngài đã để lại cái gì cho thế gian? Đặt câu hỏi như thế để có thể tìm thấy mối liên hệ bản thể giữa một vị Phật-phương tiện hiện Niết bàn (Tích Phật) và một vị Phật-nhi thật bất diệt độ (Bổn Phật).
Thực tế, không ai có thể phủ nhận kho tàng Pháp bảo cao quý mà đức Thế Tôn đã để lại; đó chính là những giáo lý thực tiễn, thánh diệu làm cho cuộc sống tràn đầy khổ đau của chúng ta trở nên an lành tươi mát. Tuy nhiên, dù giáo lý của Ngài là vô cùng vĩ đại, nhưng khả năng tiếp nhận và lưu bố những giáo lý ấy cũng sẽ biến thiên theo thời gian bởi những tri kiến khiếm khuyết, thiếu vắng cái thấy biết toàn diện (như thị tri kiến). Ở đây, cái mà chúng ta cho là giáo lý của đức Phật còn tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết và khả năng lĩnh hội của mình. Đấy là lý do mà đức Phật nhấn mạnh rằng đối với tri kiến của Như Lai chỉ có Phật với Phật mới hiểu.[3]
Hơn thế nữa, trong lăng kính của Bổn môn, di sản đức Tích Phật để lại cho thế gian thật sự không phải là những gì được giới hạn trong các giáo lý phương tiện của Ngài mà chính là tuệ giác Vô thượng của Ngài. Chính từ tuệ giác vô thượng này mà chân lý nghìn đời được khai thị, được tuyên thuyết; và cũng chính ở nơi đây, giáo lý phương tiện được đức Tích Phật khai mở, giảng thuyết cứu độ chúng sinh. Nếu không có tuệ giác vô thượng như mặt trời chiếu sáng, thì cả thế gian này vẫn chìm trong tăm tối của vô minh. Vì vậy, tuệ giác vô thượng hay nói khác hơn là Tri kiến Phật chính là thần lực vĩ đại của sự giác ngộ, là cội nguồn tâm linh sống động, vĩnh hằng bất diệt. Cũng từ nơi đây, sự nối kết giữa đức Tích Phật và đức Bổn Phật được hiển lộ. Mối liên hệ giữa hai vị Phật, Tích và Bổn, được đức Phật dạy rõ trong phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16 qua ba giáo lý quan trọng đó là: Khai cận hiển viễn, khai tích hiển bổn, và khai quyền hiển thật.
Khai cận hiển viễn là mở cái gần để thấy cái xa. Cái gần là sự xuất hiện của đức Tích Phật Thích Ca Mâu Ni và các giáo lý do Ngài tuỳ thuận cơ duyên thuyết giảng. Cái xa là đức Tích Phật không phải mới thành tựu giác ngộ vô thượng cách đây hơn 2,600 năm, mà trái lại Ngài đã thành Phật từ quá khứ lâu xa vô lượng vô số kiếp. Tương tự như thế, chân lý mà đức Tích Phật khám phá trong sự giác ngộ của Ngài không phải là chân lý mới mẻ, chân lý ấy đã có từ vô thủy và sẽ mãi là vô chung, dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện thì chân lý vẫn là như thế. Qua ngôn ngữ của Pháp Hoa, điều này được mô tả bằng hai câu kệ nổi tiếng của kinh: "Các pháp từ xưa nay, tướng thường tự tĩnh lặng" (chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng.)[4]
Khai Tích hiển Bổn là từ thế giới hành tác thị hiện (lịch sử hiện thực) của đức Tích Phật Thích Ca Mâu Ni mà thấy được thực thể của đức Bổn Phật qua thọ mạng dài lâu, cửu viễn, vĩnh hằng bất tử của Ngài. Ở đây, đức Tích Phật tuy có diệt độ nhưng đức Bổn Phật thì không. Cũng như chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng, đức Bổn Phật đã hiện hữu từ vô thủy và sẽ mãi đến vô chung; vì Ngài là hiện thân của chân lý tuyệt đối, và Ngài cũng là bản thể của chân lý tuyệt đối. Đây là giáo lý tinh yếu về Bổn môn Bổn tôn.
Khai quyền hiển thật là mở bày giáo lý phương tiện của tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát) để đi đến giáo lý Nhất Phật thừa (buddhayāna), kinh gọi là hội tam quy nhất. Giáo lý phương tiện là những giáo pháp được đức Phật giảng dạy tùy theo cơ duyên và trình độ cao thấp khác nhau. Những cấp bậc giáo lý như thế được xem là nấc thang đi đến cứu kính chứ tự nó không phải là cứu kính, dù rằng tất cả giáo lý ấy rất tôn quý và rất linh diệu cho hành trình tu tập.
Ở đây, tin và hiểu sự hiện hữu vô hình của đức Bổn môn Bổn tôn có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của chúng ta. Lịch sử ghi nhận rằng sự xuất hiện của đức Tích Phật Thích Ca Mâu Ni hơn 2,600 năm trước đã khai phóng con người ra khỏi ách nộ lệ đối với thần linh, trói buộc thân phận con người trong những tín niệm mê lầm và cực đoan. Và rằng lần đầu tiên trong lịch sử tôn giáo và triết học, giáo lý giác ngộ của Ngài đã mang đến ánh sáng chân lý, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Cho đến thời đại của chúng ta, giáo lý của Ngài vẫn còn nguyên vẹn các giá trị soi sáng cho đời sống từ bi, nhân bản, bình đẳng, và khả năng giác ngộ (phật tính) vốn có ở mọi chúng sinh.
Điều đáng chú ý là, nếu như đức Tích Phật và giáo lý của Ngài đã có sức ảnh hưởng vô cùng lớn lao trong suốt chiều dài lịch sử tôn giáo và triết học của nhân loại, thì đức Bổn Phật cũng có sức ảnh hưởng tương tự như thế, đặc biệt là trong đời sống tâm linh của người Phật tử. Đức Phật dạy các pháp hữu vi là vô thường, sinh diệt. Chúng sinh trong sáu cõi luân hồi đều phải đi qua lộ trình này, không có ngoại lệ, kể cả đức Tích Phật khi hiện thân trong cõi Ta bà. Nhưng trong biển vô vi-chân như, sinh và diệt chỉ là hiện tượng được nhìn thấy từ những biểu hiện bên ngoài, còn bản thể tịch tịnh thì bất sinh bất diệt. Cũng như mây, mưa, hơi, nước v.v... chúng thuộc về thế giới hiện tượng; ở chỗ này gọi là nước, ở chỗ kia gọi là mây... nhưng từ trong bản thể, chúng chỉ là một, và vẫn thường hằng như thế. Ở đây, đức Bổn môn Bổn tôn chính là pháp thân vô tướng, bất sinh bất diệt. Khi thường xuyên tiếp xúc với đức Bổn Phật, do đó, hành giả sẽ dần dần đạt đến cõi chân tâm thường trú, một trạng thái tâm vượt lên trên mọi ảo tưởng khổ đau. Vì bản thể thanh tịnh của chân tâm là đồng thể, là nhất như, nên trong thế giới của chân tâm, Phật và chúng sinh cũng là đồng thể, là nhất như, tuyệt nhiên không có sự khác biệt nào. Đây chính là nơi quy y, nương tựa chân thật, vĩnh cửu của người con Phật.
Trong thế giới tâm linh, đối diện với cái sống, chúng ta cũng sống. Đối diện với đức Phật sống (Bổn Phật), thế giới nội tâm của chúng ta ắt hẳn sẽ trở nên sống động và hoạt diệu một cách thực thụ. Như bông hoa tươi mới, đang nở nụ trưng bày, dù có hoang vu thế nào đi nữa, sức sống của nó vẫn giá trị muôn phần so với một rừng xác hoa ủ rũ, đã úa tàn, khô héo. Bổn Phật là như thế. Đấy chính là chỗ về nương, và đấy cũng chính là cõi chân thường bất tử. Khi nào cái bản ngã cá thể được buông bỏ một cách chí thành để cho đời sống tự nội của chính mình hoà nhập toàn diện vào dòng sông bản thể của đức Bổn Phật, khi ấy chúng ta mới đích thực giải thoát khỏi những ảo tưởng khổ đau và sợ hãi về cái chết. Theo triết lý của Bổn môn, sự thật chúng ta không chết, chúng ta cũng vĩnh hằng và bất tử như đức Bổn Phật. Trong cuộc hành trình sinh tử luân hồi, chết có nghĩa là tái sinh chứ không phải là kết thúc. Cũng như sóng và nước, sóng không ngừng nhô lên chìm xuống, bao lần sinh, bao lần diệt, nhưng thể tính của sóng - tức là nước, thì bất sinh bất diệt. Đây là lý do chúng ta quay về nương tựa đức Bổn môn Bổn Tôn, đấng cứu độ tuyệt đối. Sự quy y đó, không phải chỉ có trong đời này, mạng mạch tâm linh đó sẽ được sưởi ấm muôn đời trong suốt dòng sinh tử luân hồi, cho đến ngày chúng ta thành Phật.
Nam Mô Quy Y Thập Phương Thường Trụ Phật Bảo.
2. Bổn Môn Đề Mục
Như đã đề cập, kinh Pháp Hoa bao gồm 28 chương, thường gọi là 28 phẩm, với hơn sáu muôn lời. Đây là một bộ kinh lớn thuộc dòng triết học đại thừa. Ngài Nhật Liên Thánh Nhân tập chú ý nghĩa của toàn bộ 28 chương thành một đề mục, gọi là Bổn môn Đề mục, đó là: Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Nam mô (namas) là một biểu từ, có nghĩa là trở về nương tựa với tất cả lòng thành kính. Sự nương tựa (quy y) ở đây, dĩ nhiên, không có nghĩa là cậy nhờ hay sùng bái một đối tượng mang tính chất siêu nhiên mà là dốc lòng thành kính trong sự hiệp nhất với chân lý. Chân lý được biểu thị ở đây chính là Diệu Pháp (saddharma).
Diệu là chân thật, là mầu nhiệm. Pháp dù có ý nghĩa rất rộng lớn, nhưng có thể hiểu pháp là chân lý như thật, chân lý tối thượng mà kinh Pháp Hoa mô tả qua thuật ngữ Tri kiến Phật. Do đó, Diệu Pháp ở đây chính là Tri kiến Phật.
Đối với người học Phật, trình độ và căn tính khác nhau nên sự lĩnh hội giáo nghĩa cũng khác nhau; vì vậy, khả năng tu học được chia làm ba bậc: thượng (cao), trung (vừa), và hạ (thấp). Khả năng tu học có cao có thấp nên Pháp cũng có đốn có tiệm, được cắt nghĩa tuỳ theo căn tính và trình độ khác nhau. Với người mới học (bậc hạ), chúng ta dùng đôi mắt trần-nhục nhãn để đọc kinh và suy tư nghĩa lý của kinh. Ở bước nhập môn này, Pháp được hiểu là giáo lý của đức Tích Phật giảng dạy cho chư thiên và loài người. Đối với bậc trung, hành giả có thể nhìn thấy những điều sâu xa hơn mà mắt trần không thấy được. Kinh thường diễn tả rằng, với thiên nhãn thanh tịnh, một bậc thánh có thể nhìn thấy được những điều xa xôi và tinh tế mà ngày nay khoa học hiện đại thông qua phòng thí nghiệm với kính hiển vi hay viễn vọng kính mới có thể nhìn thấy được. Pháp ở đây được chỉ đến các phạm trù vi tế, siêu hình thuộc sắc pháp, tâm pháp, hữu vi pháp, vô vi pháp v.v... Với bậc thượng căn, hành giả dùng pháp nhãn thanh tịnh như đôi mắt nghệ thuật tinh anh soi rạng vạn pháp trong đời. Đối với Pháp nhãn, "tất cả pháp đều là Phật pháp" (nhất thiết pháp giai thị Phật pháp.) Điều này được đức Tích Phật, trong Nikaya, tuyên thuyết rằng "Khi ta thanh tịnh ta thấy thế giới thanh tịnh." Kinh đại thừa thường mô tả rằng trong pháp giới dung thông, ngay cả một hạt bụi nhỏ bé mà mắt trần không thấy được cũng có vô số Phật. Đây chính là thế giới nhiệm mầu của Diệu pháp.
Để thể nhập Diệu pháp, chúng ta sẽ bắt đầu từ lời xác chứng của đức Tích Phật rằng "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính." Và rằng vì Phật tính ở mọi chúng sinh vốn bình đẳng, không phân biệt, nên khi một tâm thức đã xa rời (viễn ly) cuồng si, mộng tưởng, thì cũng ở ngay nơi tâm thức ấy, Phật tính được hiển lộ. Cũng như, khi mặt hồ trở nên tĩnh lặng, ánh trăng tự nhiên xuất hiện. Quá trình thanh lọc và làm cho trong sạch các nghiệp chướng phiền não của thân-tâm sẽ giúp cho trí tuệ phát sinh, và từ đó mới có thể lĩnh hội được chân lý phổ quát, như thực, còn được gọi là như thị tri kiến. Như thế, chỉ khi nào đạt đến pháp nhãn thanh tịnh mới có thể ngộ được Diệu pháp; vì vậy Diệu Pháp, nói khác đi, chính là trí tuệ, thể nhập Phật tri kiến. Tuy nhiên, trên con đường tu tập, vấn đề sẽ trở nên gần gũi hơn với ẩn dụ về liên hoa.
Liên hoa hay hoa sen là hình ảnh ẩn dụ về khả năng thành Phật của chúng sinh một cách sâu sắc. Khi đi tìm nơi hoa sen mọc, rõ ràng chúng ta sẽ không đi đến nơi nào khác ngoài chốn đầm lầy, nước đọng. Có bùn thì mới có sen. Hoa sen được mọc lên từ bùn; hoa sen lớn lên trong nước, và hoa sen chỉ nở nụ trưng bày hương sắc giữa hư không. Ba yếu tố cần được chú ý ở đây là bùn, nước, và hư không. Bùn biểu thị cho sự tanh hôi cấu uế ở cõi đời, nước là quá trình thanh lọc trần cấu, và sau cùng hoa sen nở giữa chốn hư không. Do vậy, điểm đặc thù của hoa sen là ở trần thế mà không ô nhiễm trần thế (cư trần bất nhiễm trần). Từ bùn mà trở thành sen là một ẩn dụ thầm kín cho tiến trình tu học của hành giả, biến phiền não thành Bồ đề. Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Phật pháp không ở ngoài thế gian.
Trong Samyutta Nikaya, kinh Rohitassa, Đức Phật dạy rằng:"Trong chính xác thân dài một trượng này, cùng với tri giác và tư tưởng, Như Lai tuyên bố thế gian, nguồn gốc của thế gian, sự chấm dứt thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian." Đức Phật ở đây quy hướng tất cả chân lý của cả sinh tử và Niết bàn (khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau) về với hiện thực của cuộc đời này và con người này. Trên con đường tu tập, do đó, chúng ta không cần thiết phải tìm kiếm một cõi an tịnh xa xôi nào để có thể xây dựng cảnh giới Niết bàn. Vì sinh tử tức Niết bàn (samsara eva nirvanam). Đức Phật không an trú trong thế giới riêng lẻ xa xôi; trái lại Pháp thân của Ngài luôn có mặt khắp mọi nơi, nơi nào có Phật chỗ ấy đều là cõi thường tịch quang. Đài sen luôn là chỗ ngồi của chư Phật, chư Bồ tát trong toàn pháp giới, dù ở bất kỳ nơi đâu. Hình ảnh của chư Phật, chư Bồ tát an trú trên hoa sen đi vào đời ngũ trược cứu khổ độ sinh là biểu thị của tâm từ bi. Do đó hoa sen chính nó cũng là biểu tượng của từ bi, của lý tưởng và hạnh nguyện giáo hoá chúng sinh, cùng thành Phật đạo. Diệu Pháp và Liên hoa, vì vậy, khi kết hợp lại chính là bản thể của trí tuệ và từ bi được biểu hiện trong mọi hành tác phân thân của chư Phật. Hễ có Diệu Pháp thì có Liên Hoa.
Ngài Trí Giả đại sư nhìn pháp giới Pháp Hoa qua lăng kính Nhất niệm tam thiên, tức là trong một niệm tâm có đầy đủ ba nghìn thế giới. Giáo thuyết này được trình bày cụ thể như sau. Có mười thế giới bao gồm sáu cõi phàm (thiên, nhân, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) và bốn cõi thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật). Tâm của chúng sinh ở cõi này cũng hàm tàng chín cõi kia. Như vậy, lấy mười nhân mười thành một trăm. Một trăm nhân cho mười Như thị (tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả, báo, bổn mạt cứu cánh) thành một nghìn. Một nghìn nhân cho ba (chúng sinh, quốc độ, ngũ ấm) thành ba nghìn thế giới. Như vậy ba nghìn thế giới cũng từ một tâm, một niệm mà sinh ra. Do vậy, khi hoa sen nở trong tâm thiền định, thì Diệu pháp sẽ hiển bày toàn khắp. Ngoài tâm sẽ không có Diệu Pháp, ngoài tâm cũng sẽ không có Liên hoa. Vì thế, niệm Bổn môn Đề mục "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" chính là quy hướng đời sống tâm thức về với Diệu Pháp Liên Hoa, về với cõi chân như thường tịch, hoà nhập cùng đồng thể đại bi khắp đầy trong mười phương pháp giới. Do thường xuyên niệm Diệu Pháp Liên hoa hay nói khác đi là an trú tâm trong bản thể của ánh sáng vô thượng Bồ đề và đức từ bi viên mãn của mười phương chư Phật, hành giả có thể đạt đến trạng thái tâm xả ly, sống tự tại giữa cuộc đời, bất kỳ lúc nào và ở đâu. Đấy chính là sự giải thoát đích thực của chúng ta.
Nam Mô Quy Y Thập Phương Thường Trụ Pháp Bảo.
3. Bổn Môn Giới Đàn
Bổn môn giới đàn là một bí pháp quan trọng vì nó được xem là đồ hình tâm linh hướng dẫn tâm thức cho hành giả tu tập theo Bổn môn. Để có thể hiểu được thế nào là Bổn môn giới đàn, chúng ta sẽ lược qua một vài khái niệm căn bản về giới đàn.
Nói một cách khái quát, giới đàn là nơi để truyền giới và thụ giới. Do đó giới đàn luôn bao gồm ba yếu tố căn bản là có giới tử chí thành, có giới sư thanh tịnh, và có giới đàn trang nghiêm. Giới đàn Bắc truyền, còn được gọi là Tuyển Phật trường. Trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (Chương 14) có đề cập đến việc ngài Đan Hà muốn đi thi làm quan, song một thiền nhân đã khuyên ngài rằng làm quan không bằng làm Phật. Ngài Đan Hà hỏi vậy thi làm Phật ở đâu? Thiền nhân trả lời hãy đến đại sư Mã Tổ ở Giang Tây, nơi ấy chính là trường tuyển người làm Phật. Vì vậy, trong các giới đàn Bắc truyền, chúng ta thường thấy treo chữ Tuyển Phật trường phía trước. Thật vậy, danh từ "Tuyển Phật trường" nghe có vẽ hơi khác thường nhưng mục đích của giới đàn là như vậy. Ở đó chỉ làm một việc duy nhất là truyền trao giới pháp cho người muốn tu hành theo con đường giác ngộ, thành Phật. "Giới luật là mạng mạch của Phật pháp." Trong tiếng Phạn, giới gọi là sila, một trong những ý nghĩa đặc thù của giới là thanh lương, tươi mát. Vì khi giữ được các giới tướng, thì tâm hồn trở nên tươi mát, an lạc, không lo âu, sợ hãi. Giới tướng là các học giới cụ thể do đức Phật chế định bao gồm các giới Thanh văn, Bồ tát hay giới của người xuất gia và tại gia v.v...Tuỳ theo nhân duyên khác nhau đức Phật chế các giới tướng khác nhau. Căn cứ theo luật, sau khi giới tử chí thành thọ giới và được các giới sư thanh tịnh truyền trao giới pháp tại giới đàn trang nghiêm thì giới tử sẽ có được giới thể (đắc giới).
Điều đáng chú ý ở đây là giới tướng tuy có khác nhau nhưng mục đích quan trọng nhất của giới chỉ có một, đó là sống vô nhiễm. Trong kinh Ghandathena Sutta, Tương Ưng bộ, có đề cập đến câu chuyện về đời sống vô nhiễm như sau. Chuyện kể rằng, có một vị tỳ kheo trong lúc thiền hành tình cờ đi ngang qua một đầm sen, lúc ấy một làn gió nhẹ thổi qua làm cho hương sen thơm ngát toả khắp, vị tỳ kheo đã dừng lại tận hưởng hương vị thanh khiết ngọt ngào tươi mát của hoa sen. Trong lúc ấy, một vị thần xuất hiện đã quở trách vị kheo: "Tại sao tôn giả lại đánh cắp hương sen?" Tỳ kheo trả lời: "Tôi đi ngang qua đây, tình cờ ngửi được mùi sen thanh khiết, chỉ dừng chân giây lát thưởng thức rồi đi thôi." Trong khi trả lời có một người khác đã xuống hồ chặt sen và lấy đi các hoa sen. Tỳ kheo lại nói: "Người ấy lấy sen sao ngươi không nói kẻ ấy đánh cắp mà lại nói tôi?" Vị Thần trả lời: "Người phàm tục phiền não tràn đầy thì tôi không nói, tôn giả là kẻ tu hành, tâm như mảnh vãi trắng, nếu có một vết mực đen sẽ thấy rất rõ..." Câu chuyện cho chúng ta thấy, đời sống vô nhiễm luôn là cốt tủy của mọi sự tu tập. Đức Phật đã dạy rằng "Như hoa sen không dính nước, các trạng tâm thích, không thích, hay vô ký (neutral) được điều phục làm cho an tịnh, hành giả sẽ thành tựu vượt bậc trong giới pháp của bậc thánh." Và rằng, "Như Lai sinh ra đời, Như Lai lớn lên trong đời, Như Lai chinh phục đời, không bị đời làm ô nhiễm."
Với tinh thần vô nhiễm-thanh tịnh, chúng ta từ giới đàn hữu tướng bắt đầu bước vào giới đàn vô tướng, gọi là Bổn môn giới đàn. Giới đàn vô tướng được xây dựng từ bổn tâm của hành giả; như hư không vô biên, nó không có hình tướng, không có biên giới. Vì vậy hành giả từ bổn tâm của mình có thể liên thông, tương dung, tương nhiếp với mười phương chư Phật. Tuy nhiên, để có thể đi vào giới đàn vô tướng này, trước hết chúng ta cần phải xây dựng hàng quyến thuộc tâm linh hay quyến thuộc Bồ đề. Trong hàng quyến thuộc đó, các vị Bồ tát, thánh tăng là bằng hữu, là bạn bè, đồng hành cùng chúng ta trên cuộc hành trình tâm linh.
Chúng ta có quyến thuộc thế gian, quyến thuộc vô hình, và quyến thuộc Bồ đề. Quyến thuộc thế gian là những người cùng gia đình huyết thống, bà con nội, ngoại thân thuộc, có tên có tuổi. Quyến thuộc vô hình là cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp, chư hương linh quá vãng đang hiện hữu ở các cảnh giới khác nhau. Hàng quyến thuộc đó có thể đang có mặt trong thế giới của các bậc thánh giả, thiên thần, La hán, Bồ tát... hoặc đang ở chốn tam đồ ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Quyến thuộc Bồ đề là hàng quyến thuộc tâm linh, bao gồm các vị thánh tăng, các vị Bồ tát cho đến mười phương chư Phật. Về mặt tương đối, có thể nói những ai có tâm Bồ đề đều là quyến thuộc của mình. Nhưng theo kinh Pháp Hoa, tất cả chúng sinh đều có Phật tính (Phẩm Thọ Ký thứ 6), và như thế, nếu nhìn trên chiều tuyệt đối, tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của mình. Kinh Pháp Hoa, Phẩm Hoá Thành Dụ, thứ bảy[5], nói về mối liên hệ từ gia đình từ huyết thống đến gia đình tâm linh qua câu chuyện tiền thân của đức Tích Phật và đức Đại Thông Trí Thắng như sau. Lúc đức Phật Đại Thông Trí Thắng chưa xuất gia, ngài là một vị vua, có mười sáu vị vương tử. Khi hay tin vua cha xuất gia thành đạo, mười sáu vương tử đều xin xuất gia, tu hành đắc đạo, và tất cả đều thành Phật. Mười sáu vị Phật hiện đang thuyết pháp trong các quốc độ khác nhau, trong đó có đức A Di Đà ở Phương Tây, và vị vương tử thứ mười sáu chính là đức Thích ca Mâu Ni. Như vậy đức A Di Đà và đức Thích Ca Mâu Ni tiền thân là anh em ruột trong cùng một gia đình thế tục, nhưng sau khi thành đạo, đức A Di Đà làm Phật ở cõi Tịnh độ, đức Thích Ca Mâu Ni làm Phật ở cõi Ta bà.
Ở đây, quyến thuộc Bồ đề có một ý nghĩa rất quan trọng trong thế giới tâm linh của hành giả. Quyến thuộc Bồ đề càng rộng bao nhiêu thì thế giới tâm linh càng lớn bấy nhiêu. Cho đến khi thật sự hoà nhập một cách toàn diện vào thể tính bình đẳng-nhất như của vạn pháp, thì khi ấy hành giả đã an trú trên Không toà của Như Lai, thể nhập vào thế giới vô tướng của Bổn môn giới đàn.
Khi đã đi vào Bổn môn giới đàn, có nghĩa là hành giả đã đi vào Nhất chân Pháp giới, thế giới của ánh sáng toàn bích không dấu vết. Trong nhất chân pháp giới, một là tất cả, tất cả là một. Cũng vậy, ở đây Trí tuệ và từ bi là một. Trí tuệ như mặt trời và năng lực chiếu sáng của nó chính là từ bi. Không có trí tuệ sẽ không có từ bi thực thụ. Mối tương quan bất khả phân ly (giữa chân như môn và sinh diệt môn) này ở Pháp Hoa được mô tả qua khái niệm thuỳ tích. Trăng trên trời chiếu xuống (thuỳ) mặt hồ. Trăng dưới hồ thì khi sinh khi diệt, trăng trên trời thì vẫn còn đó nguyên vẹn tự bao giờ. Tuy vậy, nhờ thấy trăng dưới nước mới biết có trăng trên trời. Ở đây, nếu trí tuệ và từ bi đã là một, là nhất như, thì Tích và Bổn cũng là một, là nhất như. Quả thật như thế, với pháp nhãn thanh tịnh, thế giới sinh tử mộng huyễn này cũng chính là cảnh giới niết bàn tịch tịnh. Vì vậy, đức Phật trong Phẩm Như Lai Thọ Lượng tuyên thuyết rằng: "Đức Như Lai đúng như thực thấy biết thật tướng của tam giới: không sinh, không diệt, không thực, không hư, không như, không dị, không như ba cõi mà thấy như ba cõi, các việc như thế, Như Lai thấy rõ, không có sai lầm."[6]
Và nữa, trong Phẩm Như Lai Thần Lực thứ 21, đức Phật hiện thần tướng, phóng quang minh để xác chứng chân lý nhất như qua hình ảnh hiện lưỡi rộng dài lên đến trời Phạm thế (xuất quảng trường thiệt tướng) suốt một trăm nghìn năm. Đây là điều xác tín tuyệt đối không hư vọng: Tích và Bổn cùng một niềm tin nhất như (nhị môn tín nhất). Đức Như Lai tiếp theo phóng quang minh từ các lỗ chân lông trên toàn thân Ngài và mười phương chư Phật cũng phóng quang như thế. Đây là điều xác chứng Tích và Bổn cũng chỉ có một lý mà thôi (nhị môn lý nhất)... Đức Như Lai tiếp tục triển chuyển tám thần lực khác rồi đi đến kết luận rằng: "Chỗ nào có người thọ trì, đọc, tụng, giải nói, biên chép, đúng như lời tu hành; hoặc là chỗ có quyển Kinh, đều nên dựng tháp cúng dường. Phải biết chỗ đó, chính là đạo tràng, các đức Phật ở đây thành tựu vô-thượng chánh-đẳng chánh giác, các đức Phật ở đây chuyển Pháp luân, các đức Phật cũng ở đây nhập Niết-bàn." Đây là ý nghĩa đích thực của đạo tràng Bổn môn, hay còn gọi là Bổn môn giới đàn.
Nói tóm lại, tinh thần của Tam đại Bí pháp chú trọng đến Bổn môn, đi sâu vào tâm thức tu hành của hành giả. Tuy nhiên, càng đi sâu vào thế giới diệu dụng của Bổn môn thì càng thấy rõ cái thiêng liêng của giáo lý Tích môn. Đó là giáo pháp thánh thiện của trí tuệ vĩ đại mà đức Thế Tôn đã truyền dạy suốt 49 năm thuyết pháp độ sinh. Đi theo Tích môn để hành giả về đến Bổn môn, thế giới của sự cứu độ tuyệt đối. Đức Bổn môn Bổn tôn xuất hiện từ trong đời sống của thiền định, Bổn môn Đề mục là ánh sáng của trí tuệ, và Bổn môn Giới đàn là biểu hiện của đức hạnh vô nhiễm do tu tập thánh giới. Tất cả điều quy hướng về nội tâm của hành giả. Kinh Pháp Hoa mô tả sự thành tựu Tam đại Bí pháp rằng: "Lúc đức Thích Ca Mâu Ni Phật và các đức Phật đồng thời tằng hắng, cùng chung khảy móng tay, hai tiếng đó vang khắp đến thế giới của các đức Phật trong mười phương, đất đều rung động. Chúng sinh trong đó: trời, rồng, dạ-xoa...nhân, phi-nhân v.v... nhờ sức thần của Phật đều thấy trong cõi Ta-bà này vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức các đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới những cây báu..."[7] Vô lượng vô số các đức Phật xuất hiện ngay trong cõi Ta bà chính là ấn chứng của đức Thế Tôn, rằng những ai chí thú tu hành theo kinh (như thuyết tu hành) về sau rồi sẽ thành Phật (Vị lai Khí Nhất) như chính Ngài.
Nam Mô Quy Y Thập Phương Thường Trụ Tăng Bảo.
Thích Tâm Thiện
Tu Viện Thượng Hạnh, mùa Thu 2020, Dallas,
-----------------------------
[1]"...Vị độ chúng sinh cố, phương tiện hiện Niết bàn, nhi thật bất diệt độ, thường trụ thử thuyết pháp, ngã thường trụ ư thử, dĩ chư thần thông lực, linh điên đảochúng sinh, tuy cận nhi bất kiế...Ư a-tăng-kỳ kiếp, thường tại Linh Thứu sơn, cập dư chư trụ xứ, chúng sinh kiến kiếp tận, đại hoả sở thiêu thời, ngã thử độ an ổn, thiên nhân thường sung mãn..."
[2]Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16, phần y sư dụ.
[3]Phẩm Phương Tiện:"Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa, các đức vô lượng, các lực vô ngại, vô sở úy, thiền định, giải thoát tam muội... đều sâu xa vô bờ, chưa từng có. Pháp mà đức Như Lai thành tựu đó, chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu biết.Đấy là tướng chân thật của các pháp:tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy."
[4]Phẩm Phương Tiện, thứ 2.
[5]Mười sáu vị Sa-di đệ tử của đức Phật kia nay đều chứng được đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, hiện đang nói pháp trong cõi nước ở mười phương có vô lượng trăm nghìn muôn ức Bồ-Tát Thanh-văn để làm quyến thuộc. Hai vị Sa-di làm Phật ở phương Đông: Vị thứ nhất tên là A-Súc ở nước Hoan-Hỷ, vị thứ hai tên là Tu-Di-Đảnh. Hai vị làm Phật ở phương Đông-Nam: Vị thứ nhứt tên là Sư-Tử-Âm, vị thứ hai tên là Sư-Tử-Tướng. Hai vị làm Phật ở phương Nam: Vị thứ nhứt tên là Hư-Không-Trụ, vị thứ hai tên làThường-Diệt. Hai vị làm Phật ở phương Tây-Nam: Vị thứ nhứt tên là Đế-Tướng, vị thứ hai tên là Phạm-Tướng. Hai vị làm Phật ở phương Tây: Vị thứ nhứt tên là A-Di-Đà, vị thứ hai tên là Độ-Nhứt-Thiết Thế-Gian Khổ-Não. Hai vị làm Phật ở phương Tây-Bắc: Vị thứ nhứt tên là Đa-Ma-La-Bạt Chiên-Đàn-Hương Thần Thông, vị thứ hai tên là Tu-Di-Tướng. Hai vị làm Phật ở phương Bắc: Vị thứ nhứt tên là Vân-Tự-Tại, vị thứ hai tên là Vân-Tự-Tại-Vương. Một vị làm Phật ở phương Đông-Bắc hiệu Hoại-Nhứt-Thiết Thế-Gian Bố-Úy. Vị thứ mười sáu, chính là Thích-Ca Mâu-Ni Phật ở cõi nước Ta-bà thành vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
[6]Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng, thứ 16.
[7]Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thần Lực, thứ 21.